Huyện Đoàn Quỳnh Phụ - Thái Bình Huyện Đoàn Quỳnh Phụ - Thái Bình

Chủ động sàng lọc, đẩy lùi thông tin sai lệch, độc hại trên internet

Thứ hai - 19/12/2016 22:34
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh hệ thống các cơ quan thông tấn, báo chí, trang tin điện tử của các cơ quan đảng, nhà nước và các địa phương được cấp phép, hoạt động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đang tồn tại một số lượng khổng lồ các trang web, blog, mạng xã hội… của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng tải trên môi trường mạng internet.

 

Với tốc độ phát triển của internet hiện nay, thật dễ dàng có thể lập ra một trang mạng xã hội phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin. Trước hàng loạt các tính năng, dịch vụ truyền thông trên không gian mạng đã dần trở thành một công cụ, một kênh thông tin, liên lạc, tương tác xã hội không thể thiếu trong đời sống xã hội của con người. Nhiều thông tin chính xác về khoa học, y tế, lịch sử, nếu biết khai thác thông tin trên internet đúng mục đích và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với mỗi người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin có ích là rất nhiều thông tin, hình ảnh bạo lực, lừa đảo, kích dục, tuyên truyền lối sống đồi trụy… Một số trang web cá nhân có thể chia sẻ bất kỳ thông tin, bài viết nào họ muốn, liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội hay kiến thức chuyên ngành tùy ý. Tuy nhiên, vì là ý kiến cá nhân nên chất lượng, nội dung thông tin phụ thuộc vào khả năng, trình độ hiểu biết, phương pháp luận, ý thức chính trị, pháp luật của người đưa tin mà không có sự sàng lọc, thẩm định tính khách quan, chân thực trước khi đăng tải nên đã có nhiều thông tin sai lệch, thậm chí gây độc hại.

Đáng chú ý là một số người lệch lạc về tư tưởng đã có những bài viết xuyên tạc, bôi nhọ danh dự cá nhân người khác, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, chống phá chế độ và khối đại đoàn kết dân tộc, làm suy giảm niềm tin với Đảng, Nhà nước... Đáng lưu ý, một số trang như Việt Tân, VOA, RFI, BBC, Nhật ký yêu nước, Quan làm báo, Dân làm báo..., các thế lực thù địch đang lợi dụng internet để bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới. Biểu hiện của chúng thường là bình luận, phân tích, đánh giá vấn đề một cách chủ quan, võ đoán, quy chụp tổ chức, cá nhân. Thủ đoạn của chúng thể hiện ở những bài viết tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, lợi dụng môi trường mạng internet, các đối tượng phản động thực hiện nhiều hành vi phạm tội như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mại dâm; tuyên truyền sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc hại… thông qua các trang mạng “đen” hiện nay có dấu hiệu diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà còn trực tiếp tác động, làm suy thoái, biến chất tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Cho nên internet được ví như con dao hai lưỡi chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Đã có không ít người vì nhẹ dạ, mất cảnh giác, tin theo thông tin sai lệch, phản động đăng tải trên các trang web “đen” mà dấn thân vào con đường tội lỗi, phải chịu sự chế tài nghiêm khắc của luật pháp.  

Nhằm giảm thiểu mặt trái của internet, Đảng, Nhà nước ta cũng như tỉnh Thái Bình đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định, quản lý đối với hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng internet như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị định số 72 của Chính phủ năm 2013 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet  và thông tin trên mạng internet; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND năm 2014 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý hoạt động điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh…

Luật Báo chí năm 2016 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm: đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; đăng, phát thông tin gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, tôn giáo, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân; kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam...

Thực hiện Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh. Quy chế quy định: Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn…

Phải chăng Đảng, Nhà nước đã chủ động ban hành văn bản pháp lý trong quản lý internet nhằm bảo đảm quyền lợi cho khán thính giả, nhưng có lẽ diện bao phủ trong quản lý thông tin chưa đủ rộng, các quy định có thể chưa đủ mạnh mang tính răn đe. Chính vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc khi tiếp cận thông tin trên internet, người dùng cần có hiểu biết đầy đủ hơn về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Mỗi người cần biết sàng lọc, kiểm tra độ chính xác của thông tin trước khi nghiên cứu, sử dụng. Bạn đọc nên hình thành thói quen so sánh, đối chiếu với những thông tin chính thống đăng, phát trên báo chí, trang thông tin điện tử đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoạt động để kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin trên internet.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc hại trên internet. Phải chỉ rõ để mọi người thấy được tính hai mặt của thông tin trên internet, nhận diện các thủ đoạn, tính chất nguy hiểm của những thông tin xấu, độc hại. Phải huy động cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, gia đình và nhà trường cùng vào cuộc một cách quyết liệt hơn. Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh, đẩy lùi thông tin xấu, độc hại, tạo thành phong trào mang tính cộng đồng, hướng tới một nền văn hóa lành mạnh trên internet. Sẵn sàng đấu tranh trực diện với những người cơ hội, lệch lạc về chính trị, suy đồi về đạo đức, lối sống ngay từ cơ sở.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh, cơ quan báo chí trung ương trên địa bàn tỉnh cần quan tâm tuyên truyền tích cực, cung cấp những thông tin chính thống, kịp thời, chủ động phản bác những thông tin xấu, độc hại trên internet. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục phát huy vai trò của người phát ngôn, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin toàn diện, chuẩn mực cho báo chí, đồng thời tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận, phản ánh thông tin chính thống. Đây là cách làm cho người dân có được thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất, góp phần đẩy lùi những thông tin xấu, độc hại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, quan tâm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi để tạo “bức tường lửa” nhằm vô hiệu hóa các trang web, mạng xã hội có nội dung xấu, độc hại.

Dự kiến trong tháng 12/2016 tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và các quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật trên mạng internet và các trang mạng xã hội”. Hội thảo có sự tham gia của một số chuyên gia ở trung ương và các ngành liên quan của tỉnh nhằm tiếp tục đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái trên mạng internet trong giai đoạn hiện nay.

Hãy đọc và chọn lọc những thông tin chính thống mang nét đặc trưng văn hóa Việt Nam, mang lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời cương quyết đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là chúng ta đã có đóng góp không nhỏ vào cuộc chiến không tiếng súng.  Đây cũng là việc làm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Dương Văn Lễ
(Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


 

Với tốc độ phát triển của internet hiện nay, thật dễ dàng có thể lập ra một trang mạng xã hội phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ thông tin. Trước hàng loạt các tính năng, dịch vụ truyền thông trên không gian mạng đã dần trở thành một công cụ, một kênh thông tin, liên lạc, tương tác xã hội không thể thiếu trong đời sống xã hội của con người. Nhiều thông tin chính xác về khoa học, y tế, lịch sử, nếu biết khai thác thông tin trên internet đúng mục đích và phù hợp sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần quan trọng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với mỗi người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin có ích là rất nhiều thông tin, hình ảnh bạo lực, lừa đảo, kích dục, tuyên truyền lối sống đồi trụy… Một số trang web cá nhân có thể chia sẻ bất kỳ thông tin, bài viết nào họ muốn, liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội hay kiến thức chuyên ngành tùy ý. Tuy nhiên, vì là ý kiến cá nhân nên chất lượng, nội dung thông tin phụ thuộc vào khả năng, trình độ hiểu biết, phương pháp luận, ý thức chính trị, pháp luật của người đưa tin mà không có sự sàng lọc, thẩm định tính khách quan, chân thực trước khi đăng tải nên đã có nhiều thông tin sai lệch, thậm chí gây độc hại.

Đáng chú ý là một số người lệch lạc về tư tưởng đã có những bài viết xuyên tạc, bôi nhọ danh dự cá nhân người khác, gây nghi ngờ, mất đoàn kết nội bộ, chống phá chế độ và khối đại đoàn kết dân tộc, làm suy giảm niềm tin với Đảng, Nhà nước... Đáng lưu ý, một số trang như Việt Tân, VOA, RFI, BBC, Nhật ký yêu nước, Quan làm báo, Dân làm báo..., các thế lực thù địch đang lợi dụng internet để bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới. Biểu hiện của chúng thường là bình luận, phân tích, đánh giá vấn đề một cách chủ quan, võ đoán, quy chụp tổ chức, cá nhân. Thủ đoạn của chúng thể hiện ở những bài viết tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, lợi dụng môi trường mạng internet, các đối tượng phản động thực hiện nhiều hành vi phạm tội như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mại dâm; tuyên truyền sản phẩm văn hóa đồi trụy, độc hại… thông qua các trang mạng “đen” hiện nay có dấu hiệu diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà còn trực tiếp tác động, làm suy thoái, biến chất tư tưởng, đạo đức, lối sống của người dân, đặc biệt là một bộ phận giới trẻ, dẫn đến mất phương hướng lựa chọn các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Cho nên internet được ví như con dao hai lưỡi chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Đã có không ít người vì nhẹ dạ, mất cảnh giác, tin theo thông tin sai lệch, phản động đăng tải trên các trang web “đen” mà dấn thân vào con đường tội lỗi, phải chịu sự chế tài nghiêm khắc của luật pháp.  

Nhằm giảm thiểu mặt trái của internet, Đảng, Nhà nước ta cũng như tỉnh Thái Bình đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định, quản lý đối với hoạt động cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng internet như: Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị định số 72 của Chính phủ năm 2013 về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet  và thông tin trên mạng internet; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND năm 2014 quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý hoạt động điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh…

Luật Báo chí năm 2016 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm: đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; đăng, phát thông tin gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, tôn giáo, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân; kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam...

Thực hiện Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 4/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh. Quy chế quy định: Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn…

Phải chăng Đảng, Nhà nước đã chủ động ban hành văn bản pháp lý trong quản lý internet nhằm bảo đảm quyền lợi cho khán thính giả, nhưng có lẽ diện bao phủ trong quản lý thông tin chưa đủ rộng, các quy định có thể chưa đủ mạnh mang tính răn đe. Chính vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc khi tiếp cận thông tin trên internet, người dùng cần có hiểu biết đầy đủ hơn về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Mỗi người cần biết sàng lọc, kiểm tra độ chính xác của thông tin trước khi nghiên cứu, sử dụng. Bạn đọc nên hình thành thói quen so sánh, đối chiếu với những thông tin chính thống đăng, phát trên báo chí, trang thông tin điện tử đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoạt động để kiểm tra mức độ tin cậy của thông tin trên internet.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi thông tin xấu, độc hại trên internet. Phải chỉ rõ để mọi người thấy được tính hai mặt của thông tin trên internet, nhận diện các thủ đoạn, tính chất nguy hiểm của những thông tin xấu, độc hại. Phải huy động cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, gia đình và nhà trường cùng vào cuộc một cách quyết liệt hơn. Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh, đẩy lùi thông tin xấu, độc hại, tạo thành phong trào mang tính cộng đồng, hướng tới một nền văn hóa lành mạnh trên internet. Sẵn sàng đấu tranh trực diện với những người cơ hội, lệch lạc về chính trị, suy đồi về đạo đức, lối sống ngay từ cơ sở.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh, cơ quan báo chí trung ương trên địa bàn tỉnh cần quan tâm tuyên truyền tích cực, cung cấp những thông tin chính thống, kịp thời, chủ động phản bác những thông tin xấu, độc hại trên internet. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục phát huy vai trò của người phát ngôn, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin toàn diện, chuẩn mực cho báo chí, đồng thời tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận, phản ánh thông tin chính thống. Đây là cách làm cho người dân có được thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất, góp phần đẩy lùi những thông tin xấu, độc hại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, quan tâm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi để tạo “bức tường lửa” nhằm vô hiệu hóa các trang web, mạng xã hội có nội dung xấu, độc hại.

Dự kiến trong tháng 12/2016 tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và các quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật trên mạng internet và các trang mạng xã hội”. Hội thảo có sự tham gia của một số chuyên gia ở trung ương và các ngành liên quan của tỉnh nhằm tiếp tục đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái trên mạng internet trong giai đoạn hiện nay.

Hãy đọc và chọn lọc những thông tin chính thống mang nét đặc trưng văn hóa Việt Nam, mang lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời cương quyết đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là chúng ta đã có đóng góp không nhỏ vào cuộc chiến không tiếng súng.  Đây cũng là việc làm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Dương Văn Lễ
(Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây