Đang truy cập : 7
Hôm nay : 304
Tháng hiện tại : 2598
Tổng lượt truy cập : 4672481
Giao lại công ty cho bạn quản lý, cầm 2 tấm bằng đại học Luật và Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh về quê, anh Lê Ngọc Huê trở thành tỷ phú từ cây dược liệu với thương hiệu trà Thái Hưng.
Thu nói nhà chật không có chỗ để treo hay trưng bày nhưng những tấm bằng khen, giấy chứng nhận được xếp ngay ngắn, gọn gàng khiến tôi rất ấn tượng. Lật giở những phần thưởng mang tên Trần Khánh Thu, tôi hiểu tại sao nữ thủ lĩnh đoàn lại được nhiều người khen ngợi.
Sinh năm 1986 trong một gia đình có nghề truyền thống làm bánh đa, Nguyễn Tuấn Tùng đã quen với những công việc quen thuộc của một người làm nghề. Hoàn thành xong chương trình THPT, Tùng đã tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau gần 2 năm sống trong môi trường quân đội đã giúp em trưởng thành rất nhiều về nhân thức và hành động của mình. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thanh niên Nguyễn Tuấn Tùng đã học ngành y sỹ đa khoa trường cao đẳng y thái bình. Song dường như cái nghề truyền thống của gia đình đã gắn với cái nghiệp của Nguyễn Tuấn Tùng, năm 2013 sau khi ra trường, em đã cùng anh trai của mình là Nguyễn Đăng Anh tiếp quản cơ sở làm bánh đa của gia đình và ngày càng mở rộng quy mô sản xuất.
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2015, đến nay, gia trại của anh có 500m2 chuồng nuôi 1.000 con gà, 1,2 mẫu ao nuôi các loại cá, ngoài ra còn có diện tích trồng các loại cây ăn quả, nuôi 10 con bò sinh sản, 25 con dê thương phẩm, 15 con lợn rừng.
Ở xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) có chàng trai biết tận dụng tiềm năng đất đai sẵn có cộng với ý chí, nghị lực làm giàu đã trở thành ông chủ mô hình VAC hiệu quả kinh tế cao. Anh là Vũ Trung Dũng.
Tình cảm, nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, gương mẫu trong cuộc sống và có những sáng kiến, cách làm hiệu quả, biết cách “tiếp lửa” cho thanh niên… là những ưu điểm nổi bật của Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã An Đồng (Quỳnh Phụ) Vũ Thị Thắm.
Trong khi một số người dân bỏ ruộng không cấy vì đồng đất chua trũng, hiệu quả thấp, để ruộng thành bãi hoang thì chàng trai trẻ sinh năm 1984 Phạm Ngọc Hưng ở xã Vũ Quý (Kiến Xương) lại quyết định từ bỏ công việc bàn giấy về quê gắn bó với đồng ruộng.
Đồng chí Ngọ Văn Thinh - Chủ cơ sở sản xuất chiếu tre Phổ Mến, Bí thư chi đoàn thôn Vũ Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lương Định Của huyện Quỳnh Phụ, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lương Định Của tỉnh Thái Bình. Anh là một trong 87 gương Đảng viên trẻ tiêu biểu và thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp tỉnh giai đoạn 2012-2017, tiêu biểu trong thực hiện phong trào “xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ Thái Bình chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020”. Đặc biệt, năm 2015, anh vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của - Giải thưởng cao quý dành cho nhà nông trẻ xuất sắc.
Nguyễn Xuân Kiên sinh năm 1981, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Anh là gương mặt nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2015 với mô hình phát triển kinh tế trồng nấm. Anh luôn nhiệt tình, trách nhiệm với các hoạt động phong trào của Câu lạc bộ Lương Định Của tỉnh Thái Bình và có một doanh nghiệp phát triển, đạt được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Anh là một giám đốc có tính cách mạnh mẽ, nhiệt tình, nhạy bén, một thanh niên đức độ và đầy tài năng.
Còn nhỏ đã thiếu tình thương yêu, sự chăm sóc của cha, học hết THCS thì phải nghỉ học để kiếm tiền phụ giúp gia đình bằng nghề mộc, khởi nghiệp chỉ với số vốn hơn 10 triệu đồng, Nguyễn Hữu Xuân, sinh năm 1987, ở thôn Bồ Trang, xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ) đã nỗ lực vươn lên gây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với doanh thu xấp xỉ 5 tỷ đồng mỗi năm.
Men theo triền đê sông Hóa, chúng tôi về thăm vùng đất bãi đồng Chân Sách, thôn Lộng Khê 5, xã An Khê (Quỳnh Phụ). Nhìn màu xanh trù phú của cây vụ đông, những dãy chuồng trong các gia trại chăn nuôi, ít ai ngờ chỉ vài năm trước nơi đây là vùng canh tác kém hiệu quả. Một trong những người tiên phong khai phá vùng đất bãi là anh Đỗ Văn Dũng, Bí thư Đoàn Thanh niên xã An Khê, người vừa vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2016 do Trung ương Đoàn trao tặng.
18 năm làm thợ mộc nhưng sau 2 năm làm thêm nghề tay trái là nuôi chim cút lấy trứng, anh Đào Đức Thưởng, đoàn viên thanh niên thôn Dũng Tiến, xã Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ) đã khẳng định nuôi chim cút cho thu nhập chính của gia đình.
3 lần thất bại, mất hơn 600 triệu đồng, số tiền thực sự lớn với hai vợ chồng mới cưới nhưng Lê Thị Tỉnh (SN 1984) và Lê Ngọc Huê (SN 1985) ở xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã vượt lên bằng niềm đam mê với cây dược liệu, mở ra hướng đi mới ở vùng quê lúa Thái Bình.
Với sự năng động, sáng tạo của tuổi trẻ, anh Ngọ Văn Thinh, sinh năm 1986, ở thôn Vũ Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ đã vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên quê hương. Vừa qua, anh vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng dành cho thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Về thôn Lộng Khê 5, xã An Khê (Quỳnh Phụ), chợt nghe giữa làng lúa có tiếng máy cắt, mài sắt, tiếng búa va đập tròn gọn khiến tôi chú ý. Nơi phát ra những âm thanh ấy là xưởng cơ khí tổng hợp của anh Nguyễn Duy Văn, 33 tuổi, hội viên thanh niên thôn Lộng Khê 5. Mỗi năm xưởng của anh Văn thu lãi khoảng 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 15 thanh niên địa phương.
Mô hình sản xuất và làm dịch vụ nông nghiệp của gia đình anh Dương Quý Tân, sinh năm 1993 (thôn Tiên Cầu, xã Quỳnh Trang, Quỳnh Phụ) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp người nông dân bớt đi những vất vả, nhọc nhằn.
Loay hoay đi tìm nghề rồi tự mở xưởng và nhận nông dân vào học nghề, 2 anh em Bùi Duy Tú (sinh năm 1981), Bùi Duy Quý (sinh năm 1983) ở thôn Hưng Ðạo 2, xã An Vinh (huyện Quỳnh Phụ) không những làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn giúp hàng chục người dân ở xã An Vinh có việc làm và thu nhập ổn định từ làm hương xuất khẩu
Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013) đã quyết định trao giải cho 88 giải pháp xuất sắc nhất. Lễ trao giải đã được tổ chức long trọng tối ngày 31/3 tại Hà Nội.
Vượt lên tất cả mọi khó khăn về hoàn cảnh, bệnh tật, chàng trai 20 tuổi cao chưa đầy 1,5m, nặng chưa đến 35 kg ấy đã chính thức trở thành sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.