Huyện Đoàn Quỳnh Phụ - Thái Bình Huyện Đoàn Quỳnh Phụ - Thái Bình

"Bé gái" vinh dự được Bác Hồ đeo khăn quàng đỏ

Chủ nhật - 04/12/2022 23:03
Đó là là Đinh Thị Lê Kim, sinh năm 1951, trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Bức ảnh được ra đời trong một sự kiện lớn của Đất nước, đây thực sự là vinh dự đối với không chỉ cá nhân, gia đình bà mà còn với cả ngành Giáo dục và Nhân dân Thành phố Cảng. Nhưng báo chí ít biết và hầu như không viết về bà. Bà cười bảo, với bà đó thực sự là niềm vinh dự lớn. Cũng có một số nhà báo đến hỏi, nhưng bà ngại nói, vậy thôi!
318501535 519660576872879 3679332299416427672 n
"Năm dự Đại hội, được Bác trực tiếp đeo cho khăn quàng đỏ, bà bao nhiều tuổi ạ?" Bà lẩm nhẩm nhớ lại, quãng chừng 15 tuổi, cuối năm 1966, tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Năm đó, Hải Phòng có một anh hùng của Xi măng Hải Phòng, một anh hùng của Cảng Hải Phòng. Bà là đại diện duy nhất của học sinh Hải Phòng. Cả nước chỉ có 6 học sinh góp mặt tại sự kiện này. Trong một căn phòng rất lớn, Bác gọi các học sinh lên, bà bé nhất nên được Bác trìu mến đặt cho cái tên là “Hạt Mít”.
Anh Vũ Tiến Dũng - con trai bà nói: "May mắn, bà còn khỏe và minh mẫn, học sinh chủ yếu là người quen. Ngoài giờ dạy thì bà lại chăm sóc mấy đứa cháu nội, cháu ngoại và chợ búa, cơm nước... Nhiều lúc, con cái khuyên bà dạy ít, dành thời gian để nghỉ ngơi nhưng bà không chịu". "Thấy học sinh tiến bộ từng ngày, tự bà thấy khỏe ra rồi!" - bà Kim cười nói.
Trong số học sinh đã và đang được bà kèm cặp, có những "gia đình học trò" mấy thế hệ, từ bố mẹ cho đến con, cháu. Ai trong lứa tuổi học sinh cấp THCS đều đến học. Bà về hưu hơn 10 năm rồi, nhưng học trò đến học thêm vẫn khá nhiều. Cháu nào đóng tiền học thì đóng, không đóng bà cũng không để ý. Có những gia đình cho con học cả năm, đến cuối năm mới nhớ gửi tiền cho bà. Bà còn tâm niệm: là trẻ đã đến học ở nhà thì ngoài dạy chữ, bà sẽ còn trông nom, chăm sóc để gia đình yên tâm. Có gia đình đề nghị bà dạy riêng và sẵn sàng trả mức tiền thù lao cao nhưng bà không đồng ý. Gần nhà có cháu là con một cô lao công nghèo, bố bị bệ.nh nặng. Khi cháu nộp tiền, bà bảo chỉ lấy chút tượng trưng bởi nếu không lấy thì sẽ sợ gia đình cháu tủi thân.
"Cả cuộc đời, bà luôn tâm niệm cố gắng học và làm theo Bác, trước hết là sự giản dị, lấy thiện tâm làm gốc để ứng xử! Con, cháu của bà giờ cũng đang chảy theo đúng cái mạch nguồn ấy!"
Nguồn: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây